Nếu bạn đang gặp tình trạng này hay mới tìm hiểu có dự tính thử sức với lĩnh vực mới trong nghề xuất nhập khẩu hãy đọc ngay bài viết giúp bạn đính hướng rõ hơn những bước đầu bắt đầu với nghề loggictis nhé.
>>>Xem thêm: Những Điều Cần Biết Về Vị Trí Nhân Viên Thu mua (Procurement/ Purchasing)
Tôi có đọc một tus hỏi đáp nghiệp vụ xuất nhập khẩu của bạn có tên Lụa Trần chi sẻ:“ Em chào anh chi, em đang là sinh viên năm cuối em muốn theo nghề xuất nhập khẩu thực tế. Để chuẩn bị kiến thức nghiệp vụ em đã tham gia một khóa học nghiệp vụ thực tế về xuất nhập khẩu nhưng em gửi hồ sơ xin việc ở nhiều nơi nhưng chưa công ty nào gọi em đi phỏng vấn cả. Gần 2 tháng rồi em lo quá không hiểu em có duyên với nghề này hay không nữa ?”
Xem thêm: Học xuất nhập khẩu ra làm gì
Tâm sự của bạn gái có nick name: Lụa Trần chính là những điều chúng ta bàn luận chính trong bài viết hôm nay.Tại sao có người chưa học hết khóa đã xin được việc có người gửi mãi chẳng ai quan tâm.
Trong bài viết này chúng tôi sẽ chỉ ra 4 lý do tại sao bạn học xuất nhập khẩu vẫn thất nghiệp, sau khi hiểu và điều chỉnh được những nguyên nhân này bạn sẽ hoàn tư tin hơn rất nhiều nhé.
1, Viết CV xin việc không hợp lý, đúng theo yêu cầu của nhà tuyển dụng
Rất nhiều bạn viết CV xin việc quá đơn giản hoặc rất kỳ cầu nhưng vẫn không hiệu quả. Lý do chính là nhà tuyển dụng không có nhiều thời gian để xem hết CV của bạn, tìm hiểu rõ về con người bạn ra sao nhé. Hãy nhớ họ đang cần tuyển nhận viên xuất nhập khẩu, nhận viên chứng từ hoặc nhân viên hiện trường… thì vị trí mà bạn ứng tuyển phải có được những kinh nghiệm hay kỹ năng liên quan tới công việc đó.
Trường hợp bạn đã đi làm và muốn chuyển nghề thì nên giới hạn ở một số công ty đã làm việc có đặc thù liên quan tưởng đương. Nếu bạn đang hoặc đã tham gia một khóa học nghiệp vụ thực tế thì nên show ra hết những gì bạn có thể làm hoặc được học trong khóa học đó. Càng liên quan tới vị trí ứng tuyển càng tốt. Đừng viết những thứ không liên quan nhé.
Rất nhiều không biết cách viết một bản CV xin việc gây ấn tượng với nhà tuyển dụng
Trường hợp bạn là sinh viên chưa đi làm bao giờ thì nên viết nhưng công việc làm thêm có liên quan một chút tới công việc hoặc kỹ năng cần có của vị trí này. Đừng viết nhiều những tiểu tiết không có giá trị sẽ làm CV của bạn bị nhàm đó. Nếu bạn đã tham gia một khóa học nghiệp vu thực tế thì lời khuyên cho bạn tốt nhất viết tất cả những gì bạn có thể làm và được học trong khóa học đó. Điều này rât tốt cho một người thiếu cả kinh nghiệm và kỹ năng như bạn đó.
CV xin việc nên viết ngắn gọn trong 1 trang thôi nhé. Đầy đủ và đảm bảo những nội dung chính cần thiết.
Nếu CV bạn gửi đi mãi không thấy hồi âm mà viết chưa đúng như hướng dẫn thì nên sửa lại ngay và bắt đầu ở những công ty khác nhé. Sẽ thấy hiệu quả ngay đó.
Xem thêm bài viết: Bật mí cách viết CV xin việc hiệu quả cho dân xuất nhập khẩu
2. Học bị động, không tìm hiểu thêm kiến thức
Rất nhiều người, khi phỏng vấn được nhưng sau 1 tuần thử việc lại bị out vì những lý do cơ bản: không đáp ứng được yêu cầu công việc. Vây như thế nào là đáp ứng, hãy nhớ với một người mới như bạn thì THÁI ĐỘ LÀM VIỆC là điều quan trọng nhất. Bạn chưa biết gì, vậy bạn cần tích cực học hỏi thêm, chú những công việc của mình và của cả những người xung quanh vì tất cả đều có liên quan, nội dung nghiệp vụ của người này là công việc của người khác. Luôn tích cực học hỏi, chủ động, không ngại về muộn, làm thêm việc, lưu ý ghi chép đầy đủ những viêc phải làm… thì bạn sẽ làm vừa lòng tất cả những ông chủ khó tính nhất.
Học tập bị động không làm bạn tiến bộ hơn
3, Không tự tin trong giao tiếp
Bạn được mời tới phỏng vấn vị trí nhân viên mua hàng, nghiệp vụ bạn có thể làm được nhưng vì trước đó bạn chưa từng làm nên rất lo lắng, sợ sai, phải đền, chịu hậu quả…. Bạn không khẳng định trước nhà tuyển dụng là mình có thể làm được việc này . Điều này ngay lập tức khiến nhà tuyển dụng nghĩ bạn là người thiếu kinh nghiêm, kỹ năng và không có bản lĩnh như vậy chắc chắn không phù hợp với vị trí nhân viên họ đang cần luôn phải khéo léo, nắm chắc nghiệp vụ biết điều phối công việc hợp lý rồi.
4. Học nửa chừng rồi bỏ, đi học chỉ vì chứng chỉ
Phần lớn các bạn học viên khi đăng ký những khóa nghiệp vu xuất nhập khẩu đều muốn lấy chứng chỉ đề đi xin việc. Họ mặc định học có thể nghỉ, kiến thức tìm hiểu sau khi cần sẽ học cứ phải lấy chứng chỉ để đó đã.
Khi xin việc những người này thường một không được gọi đi phỏng vấn vì chứng chỉ của bạn chưa thể hiện được nhiều nếu bạn không show được những thông tin hữu ích trên CV.
Được gọi đi phỏng vấn những không qua bài Test nghiệp vụ thực tế. Hoặc khi người tuyển dụng hỏi chuyên sâu về kiến thức nghiệp vụ đều không biết.
5. Không biết gì về kỹ năng tin học văn phòng cơ bản như: Word, Excel…
Nên tự trang bị cho mình những kiến thức và kỹ năng cơ bản về tin học, excel cách sử dụng các thiết bị văn phòng cơ bản như: máy fax, máy in, sao lưu, sắp xếp chứng từ khoa học.
Kỹ năng Word Excel là công cụ bắt buộc phải thành thạo để bạn làm việc hiệu quả hơn
Hãy nhớ đi học cho bạn nên hãy cố gắng làm những gì tốt nhất có thể.
Ngoài những lý do chủ quan từ bạn thì một điều bạn phải lưu ý là nên chọn những địa chỉ đào tào xuất nhập khẩu uy tín đề học nhé. Vì một trung tâm dạy học nghiệp vụ xuất nhập khẩu uy tín thì ngoài kiến thức nghiệp vụ, họ sẽ hướng dẫn bạn những kỹ năng mềm không thể thiếu này.
Trên đây chỉ là một trong những điều cơ bản mà bạn cần biết để làm được xuất nhập khẩu. Hãy bổ sung thêm những kinh nghiệm hay mà bạn có được để mọi người cùng theo dõi nhé
Chúc bạn thành công !