Bạn đang tìm hiểu về C/0 – certificate of origin trong xuất nhập khẩu và có rất nhiều thắc mắc về loại giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa này. Hãy tham khảo bài viết nghiệp vụ chi tiết về C/O trong xuất nhập khẩu tại đây nhé.
Bài viết liên quan:
- Học xuất nhập khẩu ở đâu tốt
- D/O là gì? Tìm Hiểu Về Delivery Order Fee

Khái niệm: C/0 là tên viết tắt tiếng anh ( Certificate of origin) đây là tài liệu thương mại quốc tế xác nhận về xuất xứ hàng hóa được sản xuất từ đâu, thuộc quốc gia nào.
Các loại form C/0 trong xuất nhập khẩu
C/O được phân chia thành 2 loại chính:
- C/O không ưu đãi (Non-preferential Rules of Origin): Không có chức năng giảm thuế xuất, nhập khẩu đối với hàng hóa chỉ có vai trò chứng nhận xuất xứ của loại hàng này.
- C/O ưu đãi (Preferential Rules of Origin): Với loại C/O này sản phâm sẽ được miễn giảm thuế, và có vai trò chứng nhận về xuất xứ hàng hóa.
VD: C/0 đãi thuế quan phổ cập (GSP), Chứng nhận ưu đãi thịnh vượng chung (CPC),
Ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT).
C/0 không phải là giấy tờ bắt buộc phải có trong bộ chứng từ khai báo hải quan tuy nhiên các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thường xin C/0 để hoàn thiện thủ tục thông quan dễ dàng hơn và phụ vụ mục đích kinh doanh của đơn vị mình
Các Loại form C/O đang áp dụng hiện nay
- C/O form A: hàng xuất khẩu sang các nước cho Việt Nam hưởng ưu đãi thuế quan phổ cập GSP
- C/O form D: hàng xuất khẩu sang các nước ASEAN thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định CEPT
- C/O form E: hàng xuất khẩu sang Trung Quốc và các nước ASEAN thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định ASEAN – Trung Quốc
- C/O form S: hàng xuất khẩu sang Lào thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định Việt Nam – Lào
- C/O form AK: hàng xuất khẩu sang Hàn Quốc và các nước ASEAN thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định ASEAN-Hàn Quốc
- C/O form GSTP: hàng xuất khẩu sang các nước tham gia hệ thống ưu đãi thương mại toàn cầu (GSTP) cho Việt Nam hưởng ưu đãi GSTP
- C/O form B: hàng xuất khẩu sang tất cả các nước, cấp theo quy định xuất xứ không ưu đãi
- C/O form ICO: cấp cho sản phẩm từ cà phê trồng và thu hoạch tại Việt Nam xuất khẩu sang tất cả các nước theo quy định của Tổ chức cà phê thế giới (ICO)
- C/O form AANZ: hàng xuất khẩu theo biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Khu vực Thương mại tự do ASEAN-Úc-New Zealand.
- C/O form VJ: hàng xuất theo biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản.
- C/O form AJ: hàng xuất khẩu theo biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN-Nhật Bản.
- C/O form AI: hàng xuất khẩu theo Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Thương mại Hàng hoá ASEAN-Ấn Độ.
- C/O form Textile (gọi tắt là form T) cấp cho hàng dệt may xuất khẩu sang EU theo hiệp định dệt may Việt Nam-EU.
- C/O form Mexico: (thường gọi là anexo III) cấp cho hàng dệt may, giày dép xuất khẩu sang Mexico theo quy định của Mexico…
Đơn vị cấp C/O hiện nay
C/0 do các tổ chức bộ, ban nghành có thẩm quyền cấp phép. Dưới đây là một số đơn vị có chức năng cấp C/0 như sau:
Bộ công thương cấp C/0 các mẫu:
- C/O form A áp dụng với mặt hàng giày dép xuất khẩu sang EU
- C/O form D cấp cho hàng hóa xuất sang các nước ASEAN
- C/O form E cấp cho hàng hóa xuất sang Trung Quốc theo Hiệp định Thương mại tự do (FTA) ASEAN – Trung Quốc
- C/O form S áp dụng với hàng xuất khẩu sang Lào;
- C/O form AK, VK cho hàng hóa xuất đi Hàn Quốc theo các FTA ASEAN – Hàn Quốc, Việt Nam – Hàn Quốc
- C/O form AJ, VJ cho hàng hóa xuất đi Nhật Bản theo các FTA ASEAN – Nhật Bản, Việt Nam – Nhật Bản…
VCCI – phòng thương mai và công nghiệp Việt Nam được bộ công thương ủy quyền cấp:
- C/O form A hàng xuất từ nước khác xang Việt Nam áp dụng hưởng thuế quan phổ cập (GSP)
- C/O mẫu B cấp cho hàng hóa xuất khẩu sang tất cả các nước theo quy định xuất xứ không ưu đãi tại Việt Nam…
- Trường hợp hàng xuất khẩu không được cấp C/O thì doanh nghiệp có thể yêu cầu phòng thương mại công nghiệp VCCI cấp chứng nhận hàng tạm nhập tái xuất, chứng nhận hàng gia công đơn giản tại Việt Nam.
Doanh nghiệp lần đầu xin cấp C/0 sẽ áp dung theo hình thức cấp C/O thương nhân tham khảo tại đây.
III, Các tiêu chí cấp Form C/O đang áp dụng
Để xin cấp C/O sẽ áp dụng theo 6 tiêu chí sau:
- Quy tắc xuất xứ “Thuần túy” – Wholly Obtained
Có nghĩa là sản phẩm được sản xuất, khai thác, hái lượm, đánh bắt trong phạm vi 1 lãnh thổ, không tích hợp thêm từ quốc gia nào khác.
- 2. Quy tắc “Hàm lượng giá trị khu vực” – Regional Value Content (RVC)
Khi hàng hóa bị loại khỏi tiêu chí thuần túy mà đáp ứng các yêu cầu sau sẽ được cấp C/0:
Các nguyên vật liệu phải trải qua một quy trình chế biến/gia công tại đơn vị quốc gia đáp ứng yêu cầu hàm lượng giá trị khu vực (regional value content – RVC)
Lưu ý: Mỗi hiệp định thương mại sẽ có công thức tính hàm lương giá trị khu vực khác nhau
- 3. Quy tắc “Chuyển đổi mã HS” – Tariff shift (CC, CTH, CTSH)
Sản phẩm đáp ứng yêu cầu về chuyển mã HS (mã HS của tất cả nguyên vật liệu không có nguồn gốc xuất xứ phải khác mã HS của sản phẩm. Có 3 cấp độ chuyển đổi mã HS ) thì cũng được xem như có xuất xứ và được hưởng ưu đãi thuế.
- Quy tắc De Minimis (quy tắc không đáng kể)
Theo quy tắc này hàng cấu trúc hàng có giá trị chiểm tỉ lệ nhỏ không đáng kể với giá thành phần, quy
định khác nhau về tỉ lệ không đáng kể này. Quy định phổ biến nhất là: hàng dệt may, giày da (mã HS từ chương 50 đến chương 63) các nguyên vật liệu không có xuất xứ nhưng không đáp ứng được quy định
chuyển đổi mã HS có tổng trọng lượng không vượt quá 10% so với trọng lượng hàng hóa hoặc giá trị của chúng không vượt quá 10% giá trị của hàng hóa.
Hàng hóa khác thì (mã HS nằm ngoài chương 50 đến chương 63) nguyên vật liệu không có xuất xứ nhưng không đáp ứng được quy định chuyển đổi mã HS có giá trị không vượt quá 10% giá trị của hàng hóa.
- Quy tắc cộng gộp
Nếu hàng hóa có xuất xứ từ một bên tham gia hiệp định được sử dụng làm nguyên vật liệu để sản xuất các sản phẩm tiếp theo ở lãnh thổ khác sẽ được coi là có xuất xứ ở bên sản xuất sản phẩm tiếp theo đó
- Quy tắc vận chuyển trực tiếp
Để được hưởng C/0 ưu đãi phải tuân thủ quy tắc vận chuyển giữa các bên tham gia hiệp định mà trường hợp hàng quá cảnh tại 1 hoặc nhiều quốc gia phải đáp ứng lý do:
Việc quá cảnh là cần thiết vì lý do địa lý hoặc do yêu cầu đặc biệt liên quan đến vận tải.
Hàng hóa không tham gia vào giao dịch thương mại hoặc tiêu thụ tại nước quá cảnh.
Hàng hóa không trải qua bất kỳ công đoạn gia công nào khác ngoài việc dỡ và bốc xếp lại hoặc những công đoạn cần thiết để đảm bảo hàng hóa trong điều kiện
C/0 3 bên là gì
Bạn đang tìm hiểu về C/0 nhưng chưa hiểu rõ về C/0 3 bên là gì, chủ hàng xin C/0 3 bên cần những điều kiện gì. Bạn đọc quan tâm tham khảo bài viết nghiệp vụ chi tiết tại đây nhé.
Định nghĩa: Theo điểm D khoản 14 của TT36/2010/TT-BTC quy định: “Trường hợp hóa đơn phát hành tại bên thứ ba theo quy định tại Điều 23, Phụ lục 2 thì đánh dấu vào ô “Third Party Invoicing”, số hóa đơn phải được ghi rõ tại ô số 10, tên công ty phát hành hóa đơn và tên Nước mà công ty này đặt trụ sở tại nước đó phải được ghi rõ tại ô số 7”. Hoặc: : “hóa đơn Bên thứ ba” là hóa đơn thương mại được phát hành bởi một công ty có trụ sở tại một Nước thứ ba (trong hoặc ngoài ACFTA) hoặc bởi một nhà xuất khẩu có trụ sở đặt tại các Bên tham gia Hiệp định ACFTA là đại diện cho công ty đó.” Sẽ được gọi là C/0 3 bên.
- C/0 3 bên được thể hiện trong khai Form C/0
Ô số 1: thể hiện nhà sản xuất tại quốc gia tham gia ACFTA ( vd: China)
Ô số 7: có tên công ty phát hành hóa đơn, và tên nước mà công ty này đặt trụ sở trên đăng ký kinh doanh.
Ô số 10: số và ngày hóa đơn phải ghi rõ tại ô số 10 (khớp với Invoice mua bán
Ô số 13: tick vào mục Third Party Invoicing
Những trường hợp hóa đơn thỏa mãn thuộc về nước thứ 3 ngoài khối ACFTA
+ Công ty bán hàng: Công ty tại USA (Ngoài khối ACFTA)
+ Công ty sản xuất: Công ty tại Trung Quốc
+ Công ty nhập khẩu: Tại Việt Nam
+ Hàng đi trực tiếp từ Trung Quốc qua Việt Nam
=> Trường hợp này hóa đơn bên Mỹ phát hành cho Việt Nam gọi là hóa đơn bên thứ ba
Trường hợp xuât C/0 3 bên trong khối ACFTA
Công ty bán hàng: Công ty tại Singapore (Trong khối ACFTA)
Công ty sản xuất: Tại Trung Quốc
Công ty nhập khẩu: Tại Việt Nam
Hàng đi trực tiếp từ Trung Quốc qua Việt Nam thì hóa đơn do công ty Singapore phát hành cho Việt Nam gọi là C/0 bên thứ 3
(*) Trường hợp không thỏa hóa đơn nước thứ 3:
Công ty bán hàng cũng là công ty sản xuất: Công ty A tại Trung Quốc
Bên xin C/0 thay cho công ty A: Công ty B tại Trung Quốc
Công ty nhập khẩu: Công ty C tại Việt Nam
=> Hóa đơn do Công ty A tại TQ phát hành cho Công ty C tại Viêt Nam không được gọi là C/0 thứ 3 vì công ty sản xuất và xin C/0 đều thuộc một nước chỉ có 2 nước tham gia giao dịch nên không được chấp nhận là C/0 3 bên mà gọi là C/0 ủy quyền.
Trường hợp khác tương tư là công ty X mua hàng tại Công ty A ở Trung Quốc bán hàng cho công ty B tại Viêt Nam sẽ không được tính là C/0 3 bên.
- b) Những lưu ý cần biết khi làm thủ tục xin cấp C/0 3 bên
- C/0 form E phát hành bởi bên thứ 3 cùng với quốc gia của nước xuất khẩu được gọi là hợp lệ.
- Trên C/0 mà không tích vào mục “Third Party Invoicing” sẽ không được tính là C/0 3 bên mà được gọi là C/0 ủy quyền vì đơn vị sản xuất không có chức năng làm thủ tục xuất khẩu phải ủy quyền cho đơn vị dịch vụ làm C/0.
- Trên ô số 7 của C/0 trực tiếp mà có tên nhà sản xuất thì không hợp lệ.
- C/0 ủy quyền mà có tên người ủy quyền xin C/0 đừng tại ô số 1 sẽ không hợp lệ.
- Ngày khởi hành trên C/0 không trùng khớp với vận đơn hợp lệ những sẽ bị soi rất nhiều vì nghi nghờ về xuất xứ hàng hóa.
- C/0 Form E có thể được cấp trước ngày tàu chạy
- Những sai sót thường gặp với C/0 form E
Khi cấp C/0 form E không được chấp nhận là C/0 phát hành bên thứ 3 khi:
Thiếu dấu tick “Issued Restroactively” khi ngày cấp CO quá 3 ngày sau khi tàu chạy
Nhiều nhà sản xuất không có chức năng xin C/0 phải nhờ công ty dịch vụ theo luật quy định tại Việt Nam thì trường hợp này không hợp lệ mặc dù tại Trung Quốc đây được cói là C/0 3 bên – Tham khảo tại (công văn 5467/TCHQ-GSQL)
Thông tin C/0 không trùng khơp với chứng từ: ngày tháng C/0 không trùng với thông tin trên Invoice, giá trị hàng hóa… Những lỗi này cần được kiểm tra đối chiếu trước khi nộp thủ tục thông quan chứng từ.