Phụ phí cước biển ( các loại phụ phí trong vận tải biển ) là khoản chi phí phát sinh trong tất cả các lô hàng đi sea mà chủ hàng phải chi trả ngoài phí chính trong hợp đồng.

Nhiều trường hợp do chưa tìm hiểu kỹ khi thanh toán chủ hàng thường khó chịu tại sao lại phát sinh khoản phí từ đâu rơi xuống như vậy. Nếu bạn đang gặp tình trạng tương tự hay mới tìm hiểu về xuất nhập khẩu hãy đọc qua 13 loại phụ phí thường gặp khi xuất- nhập sea tại đây.
Bản chất của phụ phí là khoản hãng tàu thu thêm ngoài phí chính để bù đắp chi phí vân tải, nhân công, nhiên liệu… Các loại phụ phí này được điều chỉnh theo mua vụ và phụ thuộc vào từng cảng chuyên trở.
Bản chất là như vậy nhưng hãng tàu tại sao không tính tăng vào chi phí mà lại tính vào phụ phí?. Do cạnh tranh giá trong thị trường, điều chỉnh giá đồng nghĩa với việc điều chỉnh lai cả hệ thống vận hành rất phức tạp chưa tính đến sự phản đối cũa những hãng vận chuyển khác nên họ nghĩ ra cách tính thêm các loại phụ phí này để bù đắp vào chi phí vận tải.
Các tính phụ phí thường được áp dụng:
- Tính vào trọng lượng hàng hóa
- Tính vào thể tính hàng hóa theo mét khối, theo tính chất hàng hóa
- Tính theo từng container….
Dưới đây là 13 loại phụ phí thường gặp trong vận tải hàng Sea
BAF (Bunker Adjustment Factor): Phụ phí biến động giá nhiên liệu áp dụng với cac nước Châu Âu.
Là khoản phụ phí (ngoài cước biển) hãng tàu thu từ chủ hàng để bù đắp chi phí phát sinh do biến động giá nhiên liệu đối với hàng đi vào các nước Châu Âu.
EBS: Phí EBS (Emergency Bunker Surcharge): phụ phí xăng dầu/nhiên liệu (cho tuyến Châu Á).
CAF (Currency Adjustment Factor): Phụ phí biến động tỷ giá ngoại tệ
Được hiểu là phí cước biển do hãng tàu thu thêm từ chủ hàng để bù đắp chi phí biến đối tỉ giá ngoại tệ giữa các quốc gia khu vực khác nhau. VD: Biến đổi từ tiền Việt qua Đô la Mỹ (VNĐ – USD)
CIC (Container Imbalance Charge): Phụ phí mất cân bằng vỏ container
Hãng tàu thu từ chủ hàng để bù đắp chi phí vận chuyển vỏ container rỗng từ cảng này qua cảng khác ( nơi thừa – nơi thiếu).
COD (Change of Destination): Phụ phí thay đổi nơi đến
Phí này được hiểu là hãng tàu sẽ thu thêm của chủ hàng nếu có thay đổi về cảng đích, trung chuyển vì sẽ phát sinh thêm các chi phí: xếp dỡ, vận chuyển, đảo chuyến, lưu kho bãi….
DDC (Destination Delivery Charge): Phụ phí giao hàng tại cảng đến
Bản chất của loại phụ phí này hãng tàu thu thêm để bù đắp chi phí dỡ hàng xuống tàu, xắp xếp lại container và chi phí ra vào cổng cảng. Phí này chỉ phát sinh tại cảng đích nên người gửi hàng sẽ không phải trả.
PCS (Panama Canal Surcharge): Phụ phí qua kênh đào Panama
Áp dụng với những hàng hóa đi qua kênh đào Panama.
PCS (Port Congestion Surcharge)
Chủ hàng xếp dỡ hàng xảy ra ùn tắc gây chậm trễ lịch trình của chuyến tàu thì sẽ phả trả thêm phí do giá trị của hàng trên tàu và con tàu rất lơn nên chủ hàng phải trả phí này để bù đắp tổn thât.
PSS (Peak Season Surcharge): Phụ phí mùa cao điểm
Phụ phí này áp dụng vào mùa cao điểm từ tháng 8 đến tháng 10 khi gia tăng nhu cầu vận chuyển tại các thi trường lớn như châu Âu.
SCS (Suez Canal Surcharge): Phụ phí qua kênh đào Suez
Áp dung với tàu chuyến qua kênh đào Suez
THC (Terminal Handling Charge): Phụ phí xếp dỡ tại cảng
Phụ phí xếp dỡ tại cảng là khoản phí thu trên mỗi container để bù đắp chi phí cho các hoạt động làm hàng tại cảng, như: xếp dỡ, tập kết container… Thực chất cảng thu hãng tàu phí xếp dỡ và các phí liên quan khác, sau đó hãng tàu thu lại từ chủ hàng (người gửi hoặc người nhận hàng) đây gọi là phí THC.
Phí này trước những năm 1990 tính gộp vào cước biển nhưng sau đó tính riêng cước biển và THC nhằm minh bạch hơn chi phí vận tải cho các hãng tàu. Và để hạn chế ảnh hưởng của biến động tỉ giá ngoại tệ do cảng chi trả bằng tiền địa phương trong khi cước biển lại tính theo USD.
WRS (War Risk Surcharge): Phụ phí chiến tranh
Phụ phí này thu từ chủ hàng để bù đắp các chi phí phát sinh do rủi ro chiến tranh, như: phí bảo hiểm, hỏa hoạn…
Trên đây mới chỉ là 13 trong số hơn 100 loại phí và phụ phí áp dụng cho hàng vận tải đường biển thế mới hiểu như thế nào là 1 đồng tiền bánh thì 10 đông tiền lá. Do vận tải đường biển giẻ và phổ biến hơn vận tải Air, cước giẻ hơn thì phụ phí phát sinh thêm cũng là điều dễ hiểu.
Bạn đọc quan tâm tham khảo bài viết: phí CFS, kho CFS là gì tại đây.