Hiện nay, chúng ta có thể thấy rằng, thị trường nội địa đang bị bão hòa và thu hẹp do nhu cầu sụt giảm, ngày càng nhiều sự cạnh tranh từ các nhà cung cấp trong nước và quốc tế. Do đó, việc tìm kiếm và mở rộng thị trường nước ngoài đang được nâng cao trong giai đoạn hiện nay, đặc biệt là khiVieejt Nam đang ở trong giai đoạn hội nhập thế giới, gia nhập vào các Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP, Hiệp đinh thương mại tự do Việt Nam – Liên minh Kinh tế Á Âu EAEU.. Có thể nói, việc đẩy mạnh xuất khẩu ra thị trường quốc tế là rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay mang tính định hướng lâu dài trên con đường phát triển kinh tế đất nước.
Xem thêm:
- Học Xuất Nhập Khẩu Ở Đâu Tốt Nhất Hà Nội
- Sau Thời Gian Dài Chững Lại, Xuất Khẩu Lúa Gạo Đang Tăng Trưởng
1. Các Bước Chuẩn Bị Tìm Nguồn Khách Nước Ngoài
Trước khi có thể tìm kiếm được nguồn hàng tốt, trước hết, các bạn cần phải có bước chuẩn bị thực sự chu đáo
Xây dựng profile giới thiệu công ty
Một profile không cần quá dài, tránh lan man nhưng cũng không nên quá đơn giản. Qua profile, khách hàng cần nhìn thấy được một cách nhìn tổng quát để hình dung rõ hơn về công ty cả bạn. Một số thông tin chính cần có trên profile như : Giới thiệu công ty, nhà máy, hệ thống máy móc, công suất nhà máy, các sản phẩm chính, một số đối tác lơn, các thị trường lớn của công ty, thông tin liên hệ….. Bạn có thể để Catalogue bằng tiếng Anh hoặc song ngữ Anh Việt để đồng thời phục vụ khách hàng quốc tế.
Xây dựng website công ty :
Đối với khách hàng trong nước thì có thể đến trực tiếp công ty bạn để tìm hiểu nhưng đối với đối tác nước ngoài thì họ chỉ có thể biết đến công ty bạn qua internet vì vậy website công ty sẽ là nơi đối tác tìm hiểu về công ty.Website phải có ít nhất một lựa chọn ngôn ngữ tiếng Anh, cần thể hiện rõ ràng, đầy đủ thông tin sản phẩm , ứng dụng và danh bạ liên lạc để đối tác dễ dàng liên hệ.
Đăng kí công ty lên các diễn đàn, website thương mại điện tử B2B
để hình ảnh của công ty được biết đến rộng hơn, khi đối tác tìm kiếm thông tin công ty bạn thì khả năng hiển thị tên công ty cao hơn, và khách hàng sẽ đánh giá được mức độ chuyên nghiệp cao hơn. Ngoài ra, bạn có thể tìm kiếm khách hàng thông qua kênh thương mại điện tử B2B.
2. Tìm Kiếm Như Thế Nào
Sau khi đã có bước chuẩn bị thật sự kỹ càng, hãy cùng bắt tay vào việc tìm kiếm khách hàng nhé
Tìm kiếm khách hàng qua Internet
Đây là cách vô cùng đơn giản và dễ dàng. Bạn có thể truy cập kênh B2B hoặc tìm kiếm trên cách website, trên diễn đàn của ngành hàng mà bạn quan tâm. Tuy nhiên, với cách này, khách hàng bạn tìm được có thể sẽ không quan tâm, thậm chí trả lời lại rằng “ Xin lỗi, chúng tôi không có nhu cầu “ thì bạn phải thật kiên trì và không được nản lòng, đợi thời cơ tìm được khách hàng tiềm năng để chào hàng.
Tham gia hội chợ, triển lãm.
Triển lãm và hội chợ là những nơi thu hút được rất nhiều khách hàng tiềm năng tham gia vì vậy đây là một kênh tìm kiếm rất quan trọng. Mặc dù, chi phí bỏ ra để có thể tham dự là không hề nhỏ nhưng nếu bạn có sự chuẩn bị tốt, xây dựng gian hàng chuyên nghiệp, sáng tạo thu hút người tiêu dùng thì chắc chắn ban sẽ kiếm được rất nhiều khách hàng. Có nhiều công ty chỉ tham dự triển lãm 1 lần thôi những lượng khách hàng cũng đã đủ đáp ứng hết công suất nhà máy.
Nghiên cứu thị trường tiếp thị: Bạn cần xác định rõ : Thị trường trọng tâm của công ty là thị trường gì? Với thị trường quốc tế, bạn cần liên hệ với Đại sứ quán để lấy những thông tin cũng như tập quán kinh doanh tại thị trường ấy để không gặp phải những khó khăn gì. Tiếp theo, bạn liên hệ với những đối tác trên thị trường, gặp mặt trực tiếp với họ và đề xuất việc hợp tác mở cửa hàng, gửi mẫu miễn phí và chào hàng dự án…để xúc tiến việc bán hàng. Cách thức này đặt ra một áp lực cho công ty đó là cần có một tiềm lực vững chắc, sẵn sàng cử những cán bộ, nhân viên chuyển trách chuyên nghiên cứu thị trường trong khoảng 1-2 tháng hoặc thậm chí cả năm. Có rất nhiều công ty đã rất thành công khi áp dụng phương thức này.
3. Liên Hệ Với Các Doanh Nghiệp
Khi đã có thông tin của khách hàng, bạn cần trao đổi với họ những vấn đề liên quan đến sản phẩm như : mẫu mã, chất lượng, giá cả, giao hàng, thanh toán… Khách hàng cực kì có thiện cảm với những đối tác phản hồi thông tin nhanh, đúng và nhiệt tình, vì vậy hãy check mail thường xuyên và sủ dụng thêm một số phần mềm như Viber, Line…. Để kết nối với khách hàng nhanh nhất.
Kết luận : Đầu tư phát triển sản phẩm ra thị trường quốc tế là một chiến lược đúng đắn trong thời đại toàn cầu hóa hiện nay. Quá trình này cần một sự quyết cao, cố gắng nỗ lực nhiều hơn để nhận được kết quả xứng đáng.