So với một số ngành khác thuộc khối kinh tế như kế toán hay văn phòng, thì ngành Xuất Nhập Khẩu là một ngành có rất nhiều tiềm năng phát triển, được nhiều bạn theo đuổi, không chỉ bởi mức lương khá cao hơn so với mặt bằng chung ( bạn có thể theo dõi thống kê về lương của nhân viên xuất nhập khẩu ở bài viết >>> làm nhân viên xuất nhập khẩu lương cao không ), bên cạnh đó đây là một ngành thực sự năng động, luôn đòi hỏi bạn phải phát triển khả năng đàm phán của bản thân khi trao đổi với khách hàng nhằm mang lại lợi nhuận trực tiếp cho công ty. Vậy thì xuất nhập khẩu là gì??? có nên học ngành xuất nhập khẩu hay không??? Hãy cùng LOGISTICS+ tìm hiểu về ngành học này nhé
- Nên Học Xuất Nhập Khẩu Ở Đâu
- Học Xuất Nhập Khẩu Có Khó Không ???
Những Ai Nên Học Và Làm Xuất Nhập Khẩu
Không được nhắc đến quá nhiều như một số ngành khác như Kế toán, Ngân Hàng, Công Nghệ Thông Tin… chính vì vậy nhiều người sẽ còn cảm giác khá lạ lẫm khi nghe tới ngành học này. Ngay cả bản thân mình cũng vậy, trước khi học đại học, ngành này không hề xuất hiện trong tâm trí. Mặc dù vậy, ngay khi tiếp xúc với những tiết học đầu tiên của môn Thương Mại Quốc Tế, mình đã xác định đây chính là nghề nghiệp tương lai mà mình sẽ cố gắng theo đuổi
Vậy còn bạn thì sao? Bạn đã biết gì về ngành học đầy thú vị này hay chưa??? Hãy thử tìm hiểu xem bạn có khả năng làm một nhân viên xuất nhập khẩu không nhé
- Nếu như chuyên ngành của bạn đang học thuộc một số ngành như Ngoại Thương hay Thương Mại Quốc Tế thì bạn có thể bắt tay vào làm ngay sau khi ra trường chỉ cần có niềm đam mê và cố gắng tiếp thu, học hỏi nghiệp vụ dần dần là ổn
- Nếu như chuyên ngành của bạn là ngoại ngữ, thuộc một số chuyên ngành như tiếng Anh, tiếng Trung… thì chúc mừng bạn, bạn có tới 80% khả năng để trở thành một nhân viên xuất nhập khẩu thực thụ rồi, để có thể đi làm được, thì bạn chỉ cần học thêm 1 khóa học nghiệp vụ xuất nhập khẩu thực tế ở một số trung tâm uy tín như VinaTrain, sau đó xin đi làm được rồi
- Nếu như chuyên ngành của bạn là Ngân Hàng, Quan hệ quốc tế, Hải quan… bạn cũng đừng quá lo lắng, xuất nhập khẩu vẫn hoàn toàn phù hợp với bạn ( 70% ). Khi đó bạn cần trao dồi thêm khả năng ngoại ngữ theo học 1 khóa xuất nhập khẩu thực tế khoảng 2 tháng. Khi đó nếu như bạn thực sự có đam mê, cố gắng theo đuổi, học hỏi, thì có thể bắt đầu gửi CV được rồi
- Đối với các bạn đang học những ngành khác như Kế Toán, Quản trị kinh doanh, Kinh tế quản lý… mặc dù có ít liên quan hơn so với các ngành bên trên, tuy nhiên bạn vẫn đáp ứng được tới 60% khả năng để có thể theo học ngành xuất nhập khẩu. Tiếp tục bồi dưỡng khả năng ngoại ngữ ( rất có lợi thế ) cùng với việc tham gia một khóa học xuất nhập khẩu thực tế tổng hợp dành cho những bạn mới bắt đầu thì việc trở thành một nhân viên xuất nhập khẩu cũng không hề vượt quá tầm tay
Tại Sao Bạn Nên Học Xuất Nhập Khẩu?
Với những gì đã chia sẻ bên trên thì chắc hẳn bạn đã có những định hướng ban đầu dành cho mình đối với ngành xuất nhập khẩu rồi phải không? Sau đây hãy cùng tìm hiểu về một số đặc điểm của ngành này mà bạn cần phải biết
- Về Thời Gian: So với một ngành rất phổ biến khác là kế toán chẳng hạn, khá khô khan, cũng không hề nhẹ nhàng, thậm chí đến những lúc quyết toán thuế hoặc cuối năm thì việc làm quá giờ, tăng ca, làm thâu đêm suốt sáng là chuyện quá bình thường, một số ngành khác như Maketing hầu như không có khái niệm giờ hành chính thì ngành xuất nhập khẩu được đánh giá là dễ thở hơn, thường ít khi phải tăng ca, có thời gian rảnh vào cuối tuần. Lý do chính là việc bạn làm việc chủ yếu với các đối tác nước ngoài, các cơ quan hải quan vào giờ hành chính từ thứ 2 tới t6 mà thôi
- Về Lương: Một trong những yếu tố không thể bỏ qua khi nhắc đến ngành xuất nhập khẩu, chính là ở mức lương có phần cao hơn so với mặt bằng chung của các khối ngành kinh tế. Với những bạn thử việc, mới làm, mức lương khoảng 4 tới 5tr/ tháng và tăng dần theo mức kinh nghiệm, sau 2 năm khoảng 6, 7 triệu, và hơn 10tr đối với những bạn hơn 5 năm kinh nghiệm
- Về Cơ Hội Việc Làm: Ở thời điểm hiện tại, nền kinh tế Việt Nam đang rất mở, tạo điều kiện cho khối ngành ngoại thương nói chung và xuất nhập khẩu nói riêng phát triển vô cùng mạnh mẽ. Chính vì vậy các doanh nghiệp đang rất khát nhân lực xuất nhập khẩu, bạn chỉ cần đủ khả năng thì cơ hội có việc làm đúng ngành là gần như chắc chắn, không như nhiều bạn học kế toán, ngân hàng ra chật vật xin việc và chấp nhận làm trái ngành, trái nghề
- Cơ Hội Thăng Tiến: Chính vì nguồn nhân lực xuất nhập khẩu còn thiếu, vì vậy khả năng thăng tiến trong công việc nếu như bạn làm tốt là không phải bàn cãi. Có rất nhiều bạn bè mình, mặc dù thời gian làm việc chưa lâu, nhưng đã lên những chức vụ cao như quản lý, trưởng phòng, thậm chí có những bạn đã tự thành lập công ty riêng về dịch vụ xuất nhập khẩu… Chỉ cần bạn thực sự đam mê, cố gắng, cơ hội với ngành này là thực sự mở rộng đối với bạn
Nhìn chung, ngành xuất nhập khẩu ngoài những lợi thế như trên, còn đem lại cho bạn rất nhiều điều khác, đặc biệt là cơ hội phát triển bản thân, do đặc dù làm việc nhiều với các doanh nghiệp nước ngoài… Bạn có nhiều cơ hội đi công tác ở các quốc gia khác cũng như tham dự các hội chợ quốc tế
Những Yếu Tố Để Thành Công Khi Làm Xuất Nhập Khẩu
Khi làm trong một công ty xuất nhập khẩu, bạn có thể làm ở một trong những vị trí sau: Nhân viên Xuất nhập khẩu, Nhân viên mua hàng (Purchasing officer), Chuyên viên Xuất nhập khẩu, Nhân viên chứng từ…. Tuy nhiên để có thể thành công trong lĩnh vực này, những yếu tố sau sẽ vô cùng cần thiết đối với bạn
Có nền tảng căn bản về nghiệp vụ xuất nhập khẩu – điều này nếu như bạn chưa có kinh nghiệm thì nên đi học một khóa xuất nhập khẩu thực tế để nắm được khái niệm về quy trình xuất nhập khẩu cũng như những vấn đề khác liên quan tới nghiệp vụ
Do đặc thù của ngành nên bạn cần trao dồi thêm về ngoại ngữ mà cụ thể là tiếng anh sẽ vô cùng hữu ích, bên cạnh đó hãy cố gắng học hỏi thêm về tin học
Nếu như vị trí bạn hướng đến là Sale thì những kỹ năng mềm như kỹ năng đàm phán/thuyết phục, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tổ chức và kiểm soát công việc hiệu quả, kỹ năng giải quyết vấn đề… sẽ rất cần thiết
Phải có một số tố chất như cẩn thận, nhanh nhẹn, linh hoạt, tinh thần trách nhiệm cao và có khả năng chịu áp lực cao trong công việc…
Để thành công, bạn nên chuẩn bị sẵn sàng về kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm. Tùy từng doanh nghiệp, ngành hàng kinh doanh và thị trường chủ yếu, yêu cầu cụ thể đối với một chuyên viên xuất nhập khẩu sẽ khác đi.
Công Việc Của Một Nhân Viên Xuất Nhập Khẩu
Đến đây thì bạn đã có những cái nhìn khá rõ ràng về lĩnh vực này rồi, vậy công việc của một nhân viên xuất nhập khẩu là gì. Có thể nói một cách đơn giản và dễ hiểu thì nhiệm vụ của một nhân viên Xuất Nhập Khẩu đó chính là xử lý toàn bộ quy trình để xuất khẩu hoặc nhập khẩu 1 lô hàng cho công ty; bao gồm các công việc cụ thể như: giao dịch với đối tác, đặt hàng, tiến hành thuê phương tiện vận tải, thanh toán tiền hàng và làm các thủ tục Hải quan để được phép xuất hoặc nhập lô hàng.
Tùy vào vị trí của nhân viên xuất nhập khẩu trong công ty mà sẽ có những khối công việc khác nhau phù hợp với từng quy trình
Trên đây là toàn bộ những chia sẽ của mình về Xuất Nhập Khẩu, một trong số những ngành hot nhất hiện nay, được rất nhiều bạn trẻ theo đuổi, mặc dù vậy, để có thể thành công trong công việc, bạn hãy thực sự sống và đam mê với ngành, luôn luôn cầu tiến, sẵn sàng học hỏi để tiến bộ hơn, khi đó, những gì mà công việc này mang lại thậm chí sẽ còn lớn hơn rất nhiều so với những gì bạn kỳ vọng !!!