Đối với những người mới tìm hiểu hiểu về xuất nhập khẩu rất khó phân biệt các loại phí và phụ phí DEM/ DET và STỎRAGE. Vậy bản chất các loại phí này là gì tính theo công thức nào. Các bạn theo dõi bài viết chi tiết tại đây nhé.
Xem thêm: Học xuất nhập khẩu ở đâu | Incoterm là gì
- Demurrage – DEM: Phí lưu cont có hàng tại bãi của cảng quá thời gian Free
- Detention – DET: Phí lưu cont tại kho riêng của khách hàng (kho của khách) quá thời gian Free
- Storage: Phí lưu bãi của cảng, chỉ xuất hiện khi hàng nằm trong bãi của cảng quá thời gian Free
Phân tích cụ thể về các loại phí này như sau
1, Phí Demurrage/DEM hoặc DMR: là phí lưu cont tại bãi của cảng. Phí này thì thường là hãng tàu thu của chủ hàng. Phí DEM áp dụng từ khi cont được dỡ trên tàu xuống bãi. hoặc chủ hàng kéo ra hàng ra bãi chờ sếp lên tàu.
- Với hàng nhập: tính từ ngày hàng ở bãi đến ngày chủ hàng kéo cont về khó ( nếu quá số ngày Free DEM – Thường là 3- 5 ngày )
- Với hàng xuất: Tính từ ngày hàng ở bãi đến lúc hàng được kéo lên tàu áp dụng với hàng xuất ( Nếu quá số ngày Free DEM – Thường là 3 hoặc 7 DEM) đối với hàng xuất khi có phí DEM là hàng bị rớt tàu – phải đi chuyến khác)
Thông thường, thời gian miễn phí lưu bãi qua các hãng tàu tại các cảng của Việt Nam như sau:
Cont thường (20’DC, 40’DC..) Cont lạnh (20’RF, 40RF…)
- Hàng nhập khẩu 1-7 ngày 1-3 ngày
- Hàng xuất khẩu 1-7 ngày 1-3 ngày

2, Phí Detention/ DET: Phí này được áp dụng khi hàng kéo về kho của khách quá thời gian free của hãng tàu. Lúc này doanh nghiệp mất phí thuê cont và nếu kéo hàng về bãi có thể bị charge thêm cả phí DEM và phí Storage nữa.
Các trường hợp phát sinh khi tính phí DET (Detention):
- Áp dụng với hàng nhập: Thông thường hãng tàu hay cho Free 2 -3 ngày DET để khách hàng kéo cont về kho rồi mang trả lại Cont cho bãi. Nếu quá thời hạn kéo Cont về bãi thì thì phải đóng thêm phí DET. Trường hợp: Doanh nghiệp mang xe đến đóng hàng từ bãi về kho của mình thì sẽ không bị mất phí DET.
- Áp dụng với hàng xuất: Thì phí DET tính thừ thời điểm hàng kéo cont ra khỏi càng mà bị quá thời gian cho phếp. (Closing time ) thì bị charge phí DET. Thông thường bị trễ hàng xuất như vậy thì mất thêm cả phí DEM và Storage do bị trễ tàu phải đợi chuyện sau.
Trường hợp mà doanh nghiệp kéo hàng ra bãi đóng cảng thì sẽ ko bị charge phí DET ( do ko bị trễ quá thời gian cho phép).
Thông thường, thời gian miễn phí lưu Cont qua các hãng tàu tại các cảng của Việt Nam tính với phí DET áp dụng như sau:
Cont thường (20’DC, 40’DC..) Cont lạnh (20’RF, 40RF…)
- Hàng nhập khẩu 1-3 ngày 1-3 ngày
- Hàng xuất khẩu 1-7 ngày 1-7 ngày
- Phí Storage: Bản chất là một loại phí phụ thu khác của cảng vụ thu hãng tàu, sau đó hãng tàu lại thu lại chủ hàng. Đây là phí lưu Container tại bãi áp dụng khi Container nằm trong bãi càng quá thời gian miễn phí cho phép. Nên khi đã bị Charge DEM thì thường tính thêm cả Storage.
Nhiều hãng tàu sẽ tính phí Storage vào cả phí Dem rồi tuy nhiên nhiều hãng thì họ sẽ thu riêng nhé.

Free time là gì?
Thực tế làm việc thì nhiều hãng tàu sẽ không tính riêng các loại phí này mà áp dụng thep combo. Chúng ta dùng thuật ngữ Là Free time. Cách áp dụng như sau:
Hãng tàu sẽ gọp cả phí lưu container tại bãi và kho chung nhau không áp dụng ở địa điểm cụ thể chỉ tính trong khoảng thời gian đó. Ví dụ hãng tàu Line áp dụng cho free time DEM+DET 14 ngày ở cảng đến, tức là người nhận hàng được linh động sử dụng free time DEM+DET 14 ngày, mà không bị giới hạn DEM bao nhiêu ngày, DET bao nhiêu ngày.
Cần lưu ý một số cách tính phí DEM và DET như sau:
- Thời gian miễn phí tính cả thứ Bảy/ Chủ Nhật/ nghỉ lễ, trừ khi có thông báo cụ thể (thường sẽ không tính đối với các lô hàng lưu tại bãi trong dịp nghỉ Tết Nguyên đán)
- Phí DEM & DET được áp dụng khác nhau tùy thuộc vào từng loại Container (Cont thường, Cont lạnh…), tùy thuộc vào từng hãng tàu tại những quốc gia/ khu vực khác nhau, và tùy thuộc vào loại hình xuất hoặc nhập
- Phí DEM/ STORAGE/ DET được tính theo phương pháp lũy tiến (cộng dồn)
- Thông thường việc xin thêm thời gian ngày DEM/ DET rất khó chỉ các FWD hoặc những doanh nghiệp Siêu Xanh như SamSung, thường xuyên đi hàng lớn. Ngoài ra còn phụ thuộc vào các yếu tố khác như chính sách của hãng tàu, mối quan hệ, số lượng hàng ….
Để biết thêm về các loại container và cách tính kích thước cont các bạn tham khảo bài viết chi tiết:
Chúc bạn thành công!