Hiểu đúng về incoterm là điều bắt buộc với những ai muốn làm về xuất nhập khẩu. Nó giống như bảng cửu chương, tài liệu nhập môn mà bạn cần nắm vững để có thể làm tốt những nghiệp vụ liên quan trong nghề. Hãy tham khảo bài viết chi tiết Incoterm là gì, những điều cần lưu ý về incoterm bạn cần tham khảo tại đây nhé.
>>> xem thêm:DEM và DET [ Demurrage / Detention ] là gì ???
I. Incoterm là gì, đặc điểm của Incoterm trong tập quán thương mại quốc tế
- Incoterms được hiểu đúng là tập quán thương mại giưa các quốc gia và khu vực với nhau. Được hình thành để tạo sự thống nhất chung khi các nước có phát sinh quan hệ mua bán ngoài lãnh thổ.
- Đặc trưng của Incoterm là chỉ có tính tham chiếu không bắt buôc chỉ khi nào những điều kiện trong đó được đưa vào hợp đồng kinh tế thì nó mới có tính bắt buộc, ràng buộc nghĩa vụ, trách nhiệm của các bên tham gia hợp đồng.
- Trước phiên bản 2010 Incoterm có phiên bản 2000. Nên khi sử dụng bạn cần lưu ý rõ là áp dụng theo phiên bản nào, mục đích là để xác định rõ trách nhiệm của các bên khi xảy ra tranh chấp thương mại.
- Nội dung của Incoterms dùng để giải thích về những vấn đề chung có liên quan trong quá trình vận chuyển, thuê kho bãi, mua bảo hiểm, phân chia nhiệm vụ bốc vác, vận chuyển giao hàng giữa các bên có liên quan.
- Tuy nhiên, các vấn đề về giá, phương thức thanh toán, bốc, xếp, dỡ hàng hóa, lưu kho, lưu bãi thì tùy vào đàm phán các bên thể hiện trong hợp đồng hoặc theo tập quán cảng, hoặc có thể dựa vào tập quán kinh doanh của những nước tham gia mua bán.
- Dựa vào mức độ quen biết và tính chất của giao dịch mà hai bên mua bán có thể tăng giảm trách nhiệm, nghĩa vụ cho nhau tùy thuộc yêu cầu và thế mạnh của từng đơn vị không cần phải bó buộc nhất quan theo nội dung của Incoterm. Tuy nhiên phần này cần phải được ghi rõ trong hợp đồng mua bán.
- Một lưu ý nữa là Incoterms chỉ xác định rủi do trong từng thời điểm di chuyển để phân chia trách nhiệm chứ không xác định được quyền hạn của từng bên trong quyền sư dụng hàng hóa. Một quy tắc bất di bất dịch trong làm ăn bạn nên biết là “ phép vua thua lệ làng” nên luật địa phương được áp dụng có thể làm mất hiệu lực bất cứ nội dung nào của hợp đồng, kể cả điều kiện Incoterms đã được lựa chọn
- Vậy cụ thể chúng ta đang sử dụng bản Incoterm mới nhất 2010 gồm có 11 điều khoản chi tiết với vận chuyển hàng bằng đường bộ, đường thủy và đường hàng không.
- Nội dung chi tiết về từng điều khoản trong hợp đồng ngoại thương các bạn tham khảo tại đây nhé: 11 điều khoản về hợp đồng ngoại thương cần biết

Tùy thuộc vào việc hàng hóa được chuyên chở bằng phương tiện nào (đường không, đường biển, đường bộ, v.v), loại hình nào (hàng rời, container, sà lan, v.v) thì có những nhóm điều kiện tương ứng.
II. incoterm là gì, những điều thú vị về incoterm mà bạn cần biết
Hiện tại bản đầy đủ nhất được sử dụng là Incoterm 2010 tuy nhiên bạn cần biết những điều thú vị sau về Incoterm nhé:
- .Incoterms chỉ áp dụng đối với hợp đồng ngoại thương không dùng cho hợp đồng nội thương
- Chỉ áp dụng với điều kiện mua bán vật chất là hàng hóa dạng hữu hình chứ không áp dụng với hàng hóa dạng vô hình: bản quyền, phần mềm, thương hiệu…
Lịch sự hình thành của Incoterm
- Incoterms ra đời năm 1936 trải qua 6 lần sửa đổi bản 2010 là bản thứ 7. Tất cả các bản đều có giá trị
- Khi áp dụng Incoterms, vẫn có tể deal thêm những quy định khác trái với incoterm
- Incoterms được ban hành bởi ICC ban hành, các bên thỏa thuận dẫn chiếu trong hợp đồng nhưng khi xảy ra tranh chấp thì ICC không phải trọng tài phân xử
- Incoterms không thể thay thế cho hợp đồng mua bán quốc tế, nó chỉ là một phần của hợp đồng mua bán quốc tế.
- Pháp luật và tập quan địa phương vẫn có thẻ thay đổi được nếu áp dụng incoterm vì vậy khi làm hợp đồng cần phải thật chặt chẽ về các điều khoản liên quan
Thực tế vận chuyển hiện nay trong giao dịch bên nào được quyền thuê tàu( tàu bay, tàu thủy..) sẽ được chủ động khi làm hàng hóa và xử lý nhanh chóng những phát sinh liên quan.
Tham khảo thêm: Bảo hiểm hàng hóa là gì, có bắt buộc phải mua bảo hiểm hàng hóa
Chúc bạn thành công!