Trong vận tải phát sinh rất nhiều phí và phụ phí. Ngoài những khoản phí sẵn do hãng tàu quy định có phát sinh thêm các khoản phụ phí tính vào cước biển. Bạn đang tìm hiểu phí ENS là gì áp dụng với hàng đi theo những chuyến nào. Tham khảo bài viết nghiệp vụ tại đây nhé.
Xem thêm:
- Học xuất nhập khẩu ở đâu tốt nhất
- Customary Quick Despatch Là Gì

Rất nhiều chủ hàng nhập đi các chuyến Châu Âu chưa tìm hiểu kỹ trong hợp đồng khi thanh toán phát sinh thêm phí ENS bản chất phí này là gì, tại sao hãng tàu thu thêm phí này.
Khái niệm:
Phụ phí ENS (Entry Summarry Declaration) Đươc gọi là phụ phí kê khai sơ lược hàng hóa nhập khẩu vào khối Liên minh Châu Âu(EU) để đánh giá các rủi an ninh hàng hóa khi nhập khẩu vào các nước EU bắt đầu áp dụng từ ngày 1-1-2011.
Hiện tại có 27 nước thuộc khối EU đang áp dụng kê khai phụ phí ENS với các lô hàng, áp dụng cho việc bốc xếp, vận chuyển bằng những phương thức khác nhau.
Đối với hàng xuất qua các nước thuộc khối EU phải kê khai hàng cụ thể, kê khai rõ ràng, đầy đủ thông tin của người gửi và người nhận, chi tiết lô hàng. Gồm các thông tin sau:
- Kê khai với tên mặt hàng: kê khai chi tiết các loại hàng hóa cụ thể kèm theo mã HS chi tiết gồm 06 chữ số.
- Thông tin của người gửi và người nhận kèm theo đầy đủ địa chỉ, mã vùng, mã số thuế.
- Thời hạn kê khai hàng đi Châu Âu là 24h thực hiện trên phần mềm hải quan của cac nước EU được tính trước khi tàu khởi hành từ cảng xếp hàng đến Châu Âu
Khi tính phí ENS chủ hàng cần lưu ý những vấn đề sau.
1.Thông tin người nhận hàng(consignee): Đối với các nước xuất vào EU trường hợp vận đơn theo lệnh ( to Order Bill) sẽ có thể thay đổi tên người nhận tại cảng đến. Tuy nhiên những thay đổi về người nhận vẫn phải kê khai và có hiệu lực trên bộ chứng từ ngoại thương nên phải cung cấp địa chỉ tên người nhận chi tiết.
- Thời hạn kê khai: trường hợp này thường hợp sảy ra chủ hàng cần lưu ý:
TH1: Lô hàng vận chuyển trực tiếp từ Việt Nam đi thẳng tới EU áp dụng thời gian khai báo là 24h.
TH2: Hàng đi qua cảng truyền tải thì thời gian khai báo là 24h kể từ cảng chuyển tải.
- Chậm kê khai thì phụ phí ENS sẽ tính thế nào.
Hàng đi vào các nước Châu Âu cần phải thực hiện tốt các yêu cầu về hải quan đảm bảo hàng hóa cung cấp đầy đủ thông tin lô hàng đê có thời gian nắm bắt thông tin, kê khai với hải quan. Trường hợp kê khai thiếu thông tin thì những rủi ro sau này khó được điều chỉnh kịp thời.
4 Chỉnh sửa kê khai
Phí điều chỉnh khi chỉnh sửa kê khai với phụ phí ENS áp dụng là 40$ với 1 lần sửa.
Kinh nghiệm với những chủ hàng xuất nhập đi các nước không thuộc EU nên tránh các chuyến tàu đi qua những nước này vì vẫn phải kê khai phụ phí ENS.
Vẫn như bản chất phụ phí ENS được các nước này đặt ra để bù đắp vào chi phí vận tải do tăng giá nhiên liệu và chi phí nhân công.
Bạn đọc quan tâm về phí: EBS và phí BAF tìm hiểu tại đây.
Bài viết tiếp theo về PHí EBS và BAF.
Trong vận tải đường biển có rất nhiều loại phí và phụ phí mà không phải dân chuyên nghành nào cũng rõ. Cùng tìm hiểu chi tiết về các loại phí và phí tại đây.
>>> Xem thêm: – Phí BAF (Bulker Adjustment Factor): phụ phí xăng dầu/nhiên liệu. Áp dụng vs các nước Châu Âu. – Phí EBS (Emergency Bunker Surcharge): phụ phí xăng dầu/nhiên liệu (cho tuyến Châu Á). Hãng tàu thu thêm phí này từ chủ hàng để bù đắp chi phí phát sinh do thay đổi giá nhiên liệu. phí BAF và EBS áp dụng với từng chuyến cụ thể trong thời buổi giá nhiên liệu tăng lên từng ngày như hiện này thì phí nhiên liệu là một đặc trưng trong giá dịch vụ vận tải tàu chợ. Ngoài ra khi tần xuất vận tải tăng hãng tàu do cạnh tranh khó để điều chỉnh giá tàu chuyên qua điều chỉnh chi phí nhiên liệu là cách điều chỉnh kịp thời với những bất lợi do giá xăng dầu tăng vẫn đảm bảo cạnh tranh. Cách tính phụ phí nhiên liệu BAF và EBS được tính khác nhau tuỳ thuộc mỗi hãng theo một số cách như: – Theo phần trăm cước biển – Tiền charge cụ thể/ Tấn hàng ( mét khối hàng) – Áp dụng với mỗi container. Phí nhiên liệu sẽ có sự điều chỉnh theo từng thời điểm. Vd: giá nhiên liệu ở cảng trung chuyển giảm sẽ giảm phí BAF hoặc EBS.