Bạn Phương Anh chưa rõ về phân luồng hải quan, ý nghĩa của việc phân luồng. Tại sao lại có luồng xanh, luồng đỏ và luồng vàng trong thông quan có hỏi:“ Em mới học về xuất nhập khẩu, khi tìm hiểu đến phần thông quan tờ khai hải quan có thấy các chú ý phân luồng tờ khai và những chứng từ cần chuẩn bị khi nhận kết quả phân luồng. Anh, chị trong nghề có thể giải thích rõ hơn cho em bản chất của việc phân luồng tờ khai được không ạ. Em cảm ơn “.
Để hiểu rõ hơn về việc phân luồng tờ khai hải quan bạn cần hiểu tóm tắt như sau: Các hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa theo đường chính nghạch chịu sự kiểm tra giám sát của cơ quan hải quan. Khi nhận kết quả phân luồng sẽ tờ khai doanh nghiệp sẽ nhận về kết quả phân luồng: luồng xanh, luồng đỏ và luồng vàng.
Hải quan Việt Nam áp dụng 3 lĩnh vực phân luồng trên để quản lý thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa.
1. Quy định phân luồng tờ khai hải quan
Bạn có thể hiểu sơ bộ như sau:
- Luồng Xanh: Miễn kiểm tra, chi tiết hồ sơ và miễn kiểm tra thực tế hàng hóa
- Luồng vàng: Doanh nghiệp phải xuất trình chi tiết hồ sơ nhưng vẫn được miễn kiểm tra thực tế hàng hóa
- Luồng đỏ: Kiểm tra chi tiêt hồ sơ và thực tế hàng hóa
Trong thực tế làm hàng hóa xuất nhập khẩu tại Việt Nam bạn vẫn nghe tới những khái niệm phân luồng “ siêu xanh” áp dụng với những doanh nghiệp có đóng góp GDP lớn cho nền kinh tế quốc dân như: Samsung, HuynDai, Canon…. hoặc “bẻ luồng “ hoàn toàn có thể nếu hải quan nghi nghờ hàng hóa của bạn nằm trong danh mục cấm xuất nhập khẩu khi nhận kết quả phân luồng xanh, vàng thì hàng hóa của doanh nghiệp vẫn sẽ bị kiểm hóa một phần hoặc toàn bộ, yêu cầu xuất trình giấy tờ là việc bình thường.
3. Quy định về việc phân luồng tờ khai hải quan và kiểm tra thực tế hàng hóa
1, Quá trình thực hiện phân luồng tờ khai hải quan
Bạn đọc cần tìm hiểu rõ hơn tại QADD874/QĐ-TCHQ ban hành ngay 15/05/2006 do Tổng cục Hải Quan quy định với hàng hóa gồm 5 bước như sau:
- Bước 1: Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ đăng ký tờ khai để quyết định hình thức và mức độ kiểm tra tờ khai
- Bước 2: Sau khi thông tin được nhập từ máy tính ở bước 1 nó sẽ tự động xử lý và đưa mức độ kiểm tra
- Bước 3: Tiến hành kiểm tra thực tế hàng hóa
- Bước 4: Doanh nghiệp thu lệ phí, đóng dấu “đã làm thủ tục hải quan” hoàn lại tờ khai hải quan cho doanh nghiệp
- Bước 5: Phúc tập hồ sơ

2, Các mức kiểm tra hàng hóa theo quy định của tổng cục hải quan
- Hải quan kiểm tra thực tế 10% lô hàng trường hợp không phát hiện vi phạm thì doanh nghiệp kết thúc kiểm tra tới khi kết luận mức độ vi phạm
- Kiểm tra thực tế 5 % lô hàng nếu không phát hiện vi phạm sẽ kết thúc kiểm tra, trường hợp phát hiện vi phạm thì sẽ kiểm tra tới khi kết luận được mức độ vi phạm
- Nhiều trường hợp khác, nếu hải quan xác định việc kiểm tra hàng hóa chưa chính xác thì sẽ quyết định những hình thức kiêm tra khác phù hợp hơn có ghí lại rõ lý do điều chỉnh chuyển cho lãnh đạo chi cục hải quan xem xét.
Như vậy, khi làm xuất nhập khẩu dù kết quả phân luồng của doanh nghiệp bạn có trả kết quả phân loại luồng xanh, luồng đỏ hay luồng vàng thì vẫn phải chuẩn bị bộ hồ sơ đầy đủ đề làm việc với hải quan bất cứ khi nào có yêu cầu. Hãy nhớ “ phép vua thua lệ làng”.
Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn Phương Anh hiểu rõ hơn về quy tắc phân luồng trong tờ khai hải quan và ý nghĩa đầy đủ của kết quả phân luồng xanh (1), luồng đỏ (2) và luồng vàng(3).
Chúc bạn thành công!